Truy cập nội dung luôn
Đăng nhập

CÁC TRỤ CỘT TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ

2024-03-27 09:02:00.0

Các trụ cột trong chuyển đổi số

Hiện nay, cả thế giới đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nòng cốt là sự đột phá của công nghệ số. Quá trình đưa công nghệ số vào mọi mặt của đời sống gọi là chuyển đổi số. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) là một chặng đường với đột phá của công nghệ số dẫn đến sự thông minh hóa mọi mặt của xã hội. Chuyển đổi số chính là cách đi trong chặng đường phát triển thời cách mạng công nghệ 4.0 và là cơ hội vô giá để phát triển đất nước.

Chuyển đổi số là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình chuyển đổi số trong kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là cơ hội bứt phá cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng vượt lên trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển đổi số tạo nên đột phá to lớn trong phát triển kinh tế-xã hội. Không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.

Ví dụ: Đặt hàng, mua hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến, không giới hạn về vị trí địa lí, tiết kiệm chi phí đi lại.

Chuyển đổi số là quá trình khách quan, muốn hay không muốn thì chuyển đổi số vẫn đang diễn ra. Cuộc sống không ngừng biến đổi, vận động. Mỗi người cũng cần phải thay đổi, thích nghi nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau. Do đó, có thể chuyển đổi số ngay lập tức bằng cách chuyển đổi về tư duy, nhận thức, sau đó dần chuyển đổi cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dụa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là một quá trình đa dạng, không có hình mẫu chung cho tất cả, do vậy từng tổ chức, từng cá nhân cần xác định lộ trình riêng, phù hợp với mình.

Đối với Việt Nam, “chuyển đổi số” còn được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi mô hình doanh nghiệp từ dạng truyền thống sang dạng doanh nghiệp số. Dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, Internet, điện toán đám mây…. Để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện.

Chuyển đổi số là việc vận dụng tính luôn đổi mới, nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật để giải quyết vấn đề.

Khái niệm này được ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, ở tất cả những khía cạnh như cung ứng, sản xuất, hợp tác, mối quan hệ khách hàng hoặc thậm chí là tạo ra những doanh nghiệp mới với cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn.

*Chính quyền số:

Là chính quyền có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời và ban hành chính sách tốt hơn

* Xã hội số:

Công dân số: Là công dân có khả năng truy cập các nguồn thông tin số, khả năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng số cơ bản, mua bán hàng hóa trên mạng, chuẩn mực đạo đức trong môi trường số, bảo vệ thể chất và tâm lí trước các ảnh hưởng của môi trường số, quyền và trách nhiệm trong môi trường số định danh và xác thực, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số.

Ví dụ: Công dân có thiết bị di động hình thành thói quen về giao tiếp trên môi trường mạng, mua bán trực tuyến, học trực tuyến,…

Y tế số: Là khám chữa bệnh từ xa, phân tích, giải mã bản đồ gen để từ đó cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế được cá thể hóa cho mỗi người dân.

Giáo dục số: Là giảng bài, nghe giảng bài trực tuyến, trao đổi bài trực tuyến,…

Xã hội số : Là xã hội có công dân số tham gia vào quá trình y tế số, giáo dục số, giao tiếp xã hội trên môi trường số,…

* Kinh tế số:

Là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh, tạo sản phẩm “made in Viet Nam”.

Kinh tế số gồm ngành công nghiệp công nghệ số, ngành công nghiệp viễn thông, ngành bán hàng hóa đơn dựa trên các nền tảng số mà ta vẫn gọi là kinh doanh số như dịch vụ đặt phương tiện giao thông, dịch vụ đặt khách sạn, nhà hàng,...



Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Tổng truy cập: 321664